Năm 2017, chị Như Ý quay trở lại TPHCM sinh sống và nuôi hai con nhỏ. (Ảnh: N. Y)
Chị Ý kể với Dân trí, chị từng trải qua một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi chia tay, chị từ miền Bắc quay trở lại TPHCM sinh sống.
Năm 2017, khi quay trở lại TPHCM, chị bất ngờ nhận được tin nhắn qua ứng dụng messenger từ một người lạ. Người đó giới thiệu mình là Thanh Hải, bạn học cùng trường cấp 3 với chị.
Người mẹ trẻ nhận ra đây là người bạn mà mình đã không gặp nhiều năm. Chị Ý miễn cưỡng đến gặp anh Hải mà không hề biết rằng, hôm ấy, lần đầu chị được nghe về một câu chuyện tình yêu mà chị là nhân vật chính suốt nhiều năm.
"Hôm ấy, anh ấy thổ lộ rằng đã có tình cảm với tôi ngay từ năm lớp 10. Đến thời điểm hiện tại, anh vẫn yêu tôi và muốn được chăm sóc, che chở cho tôi", người phụ nữ này nhớ lại.
Anh Hải thì chia sẻ: "Tôi đã bỏ lỡ lời tỏ tình này suốt 15 năm. Ngày ấy, còn trẻ, tôi không có đủ dũng khí để nói ra. Vậy nên, ngày khi gặp lại, tôi đã cho cô ấy biết tình cảm của mình".
Nhận được lời tỏ tình bất ngờ từ một người bạn vốn không học cùng lớp, cũng chẳng thân thiết quá mức, chị Như Ý vô cùng bối rối. Từng một lần lỡ dở, như con chim sợ cành cong, chị Ý không giấu anh nỗi lòng mình.
Người mẹ trẻ thẳng thắn chia sẻ rằng, cuộc sống hôn nhân không chỉ có màu hồng, đặc biệt với một người phụ nữ đã có hai đứa con riêng như chị thì sẽ có không ít trở ngại, khó khăn. Anh Hải liệu có đủ bản lĩnh để vượt qua định kiến của xã hội?
Anh Hải dành nhiều thời gian để theo đuổi lại tình đầu. (Ảnh: N. Y)
Biết không thể nhận được sự đồng ý trong một sớm một chiều, anh Hải nói sẽ để thời gian chứng minh tình cảm chân thành của mình.
Trở về, anh Hải nhiều lần nhắn tin, gọi điện cho chị Ý. Anh kể cho chị nhiều chuyện cũ. Những câu chuyện với chị Ý từng chỉ như gió thoảng qua nhưng với anh Hải lại là những hồi ức đẹp đẽ anh luôn ghi nhớ nhiều năm.
Tình yêu của chàng trai tuổi 16
Anh Hải kể mình đã thầm thích chị Ý khi thấy chị đi ngang qua lớp anh. Dù có nhiều tình cảm với đối phương nhưng anh không dám thổ lộ. Lý do là bởi từng có một bạn trai bị chị Ý "ghét, không chơi cùng" sau khi viết thư tỏ tình với chị Ý.
Không muốn lãnh "hậu quả" tương tự như người bạn cùng lớp, anh Hải tìm cách tiếp chuyện với người trong mộng. Biết bạn gái lớp bên ngày nào cũng đứng chờ bố mẹ đến đón, anh Hải làm như thể vô tình đứng cạnh cùng chờ người nhà.
Thứ 5 mỗi tuần, anh cố tình để lộ trên tay cuốn truyện tranh Conan để cô bạn nhìn thấy mượn về đọc. Trót cho người mình thích mượn tập truyện mới ra, lại chẳng dám hối thúc nàng đọc nhanh, anh Hải đành vét túi mua thêm một cuốn khác vì bản thân cũng "nghiền" truyện Conan không kém.
Suốt ba năm học, một tuần vài ba buổi, chị Ý gặp anh Hải trong những lần cùng đứng chờ phụ huynh như vậy. Họ không biết nhà nhau. Thời ấy, cả hai cũng không có số điện thoại để liên lạc.
Chia tay những ngày tháng cấp 3, cô bạn Như Ý không hề hay biết người bạn ấy có tình cảm với mình.
Cô gái 17 tuổi anh Hải thầm thương trộm nhớ. (Ảnh: N. Y)
Hai người sau đó còn gặp lại nhau một vài lần khi anh tình cờ đến mua sách ở cửa hàng sách nơi chị làm thêm năm thứ nhất đại học.
"Sau khi biết được chỗ làm thêm của Ý, tôi thường lấy cớ đến mua sách để gặp cô ấy. Có những hôm đến không đúng ca làm của Ý, tôi chỉ biết ngồi đợi từ sáng đến chiều. Thời điểm ấy, có lẽ Ý chỉ nghĩ, tôi là một người yêu sách, chứ không phải yêu cô bán sách. Vậy nên khi nghỉ việc, Ý không báo cho tôi biết trước", anh Hải kể.
Kể từ lần ấy, hai người bặt tin nhau. Chị Ý đi học và lập gia đình, còn anh Hải vẫn vấn vương hình ảnh cô bạn học cùng trường năm nào.
Cùng sống ở Quận 11, anh chỉ biết được con phố nơi gia đình người mình thầm thương sinh sống chứ không biết địa chỉ nhà. Người đàn ông này nhiều lần qua lại con phố đó để mong gặp được người trong mộng. Tuy nhiên, lần nào, anh cũng ra về trong sự thất vọng.
Việc anh Hải có tình cảm với bạn gái lớp bên đều được các thành viên trong gia đình anh biết. Song ai cũng nói, có lẽ hai người không có duyên. "Nhiều khi ba mẹ tôi còn mắng tôi "khùng" quá, bao nhiêu năm yêu đơn phương như thế", anh Hải nói.
Bẵng đi một thời gian, anh Hải cũng tìm hiểu và yêu một vài người con gái. Tuy nhiên, sau đó đôi bên nói lời chia tay vì không hợp nhau.
Khi mạng xã hội phát triển, anh dành nhiều thời gian tìm Facebook của chị Ý. Tuy nhiên, vì hai người không học cùng lớp nên việc tìm kiếm không dễ dàng. Anh tìm trong các hội nhóm liên quan đến Trường THPT Nguyễn Hiền nơi anh chị học cùng.
Cũng có khi, anh vào danh sách bạn bè của từng cựu học sinh, xem hàng nghìn Facebook… Nỗ lực tìm kiếm của anh cũng có kết quả và sau đó là cuộc gặp mặt năm 2017.
Khi con gái gọi "ba Hải"
Suốt 3 năm sau ngày gặp lại, anh Thanh Hải dành nhiều thời gian theo đuổi chị Như Ý. Khi được chị Như Ý đồng ý cho gặp hai con, anh giành luôn phần chăm con của chị và lo cho hai đứa trẻ như thể con đẻ của chính mình.
"Nhiều khi tôi đưa ra những yêu cầu hơi quá quắt và có phần vô cớ để xem giới hạn chịu đựng của anh đến đâu. Vì yêu tôi nên anh sẵn sàng đồng ý và thay đổi rất nhiều thói quen của một người độc thân", chị Như Ý nói.
Sau khoảng thời gian dài chờ đợi, anh Hải cũng được đáp lại tình yêu. (Ảnh: N. Y)
Một lần, tình cờ nghe con gái gọi "ba Hải" (thay vì "chú Hải" như mọi lần), chị Như Ý chực trào nước mắt. Chị cảm nhận được sự chân thành của anh và quyết định chấp nhận lời tỏ tình của anh.
Ngay sau khi chị đồng ý, anh Hải lên ngay kế hoạch cho đám cưới và cả hai về chung nhà vào một tháng sau đó. Hiểu được những vất vả mà vợ mình đã trải qua, anh Hải nói với chị rằng: "Anh cưới em về là để chăm sóc cho em và các con. Em vất vả đủ rồi, từ đây về sau để anh lo".
Năm 2019, chị Ý có tin vui. Nhưng do sức khỏe yếu, chị phải nghỉ việc để dưỡng thai. Kinh tế gia đình và công việc nhà do một mình anh Hải lo toan. "Anh ấy không hề than vãn nửa lời mà lúc nào cũng lo vợ mệt, vợ buồn", chị Ý chia sẻ.
Gia đình hạnh phúc của cặp đôi. (Ảnh: N. Y)
Nhớ lại ngày sinh bé thứ ba, người mẹ trẻ vẫn xúc động kể: "Do tôi sinh mổ nên không được vận động trong mấy ngày đầu. Ông bà nội ngoại chia nhau chăm hai đứa lớn ở nhà. Vậy là một tay anh vừa chăm tôi, vừa chăm bé. Anh thay tã, anh ẵm ru con ngủ, khi con ngủ anh tranh thủ dìu tôi tập đứng, tập đi…
Người xung quanh thấy hai đứa lớn vô thăm mẹ ai cũng nghĩ anh là ông bố nhiều kinh nghiệm vì đã có tới ba đứa con, nhưng không ngờ đây là lần đầu tiên anh ẵm trên tay một bé sơ sinh đỏ hỏn".
Ông bố ba con bên người vợ xinh đẹp. (Ảnh: N. Y)
Hiện tại, để có nhiều thời gian chăm sóc cho các con, bà mẹ trẻ xin nghỉ công việc luật sư và mở một tiệm bánh nhỏ ở nhà. Hàng ngày sau giờ làm, anh Hải trở về cùng vợ chăm con, phụ vợ làm việc nhà và tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ bên gia đình nhỏ.
Chia sẻ với PV,chị Như Ý xúc động nói: "Người ta vẫn nói, ông trời không lấy đi của ai tất cả. Khi tôi xấu xí nhất, khổ sở nhất, anh đã luôn ở bên cạnh nắm chặt tay tôi không buông. Nửa đời còn lại, dẫu có khó khăn vất vả, tôi cũng an yên mà cùng anh vượt qua".
Theo Dân Trí
Kore-eda Hirokazu sinh năm1962 là đạo diễn, nhà sản xuất phim, biên kịch và biên tập viên người Nhật. Ông được biết đến với những bộ phim phản ánh những góc khuất của xã hội hiện đại Nhật Bản, ông luôn hướng đến những số phận vô danh, quan tâm đến mối quan hệ gia đình, đặc biệt là tình cha-con.
![]() |
“Gia đình trộm cắp” – cuốn tiểu thuyết khiến người đọc khắc khoải với câu hỏi “chúng ta thuộc về đâu?”. |
“Gia đình trộm cắp” xoay quanh câu chuyện về một gia đình kỳ lạ với 5 con người nghèo khổ không có bất kỳ mối liên hệ ruột thịt nào. Đó là người đàn ông tên Osamu và một phụ nữ tên Nobuyo coi nhau như vợ chồng. Họ là những người lao động chân tay với đồng lương bèo bọt thường đi ăn cắp thực phẩm ở các cửa hang tiện ích, siêu thị. Cô gái trẻ Aki phải làm việc trong một câu lạc bộ phục vụ tình dục. Cậu bé 10 tuổi Shouta và người bà lớn tuổi Hatsue. Vì những hoàn cảnh khác nhau họ sống cùng nhau như một gia đình với ba thế hệ trong căn nhà tồi tàn lọt thỏm giữa các tòa chung cư bằng số tiền trợ cấp ít ỏi của Hatsue và “nghề” trộm cắp vặt.
Câu chuyện bắt đầu vào một tối trên đường trở về nhau sau khi thực hiện “công việc” ăn cắp tại một siêu thị, Osamu cùng cậu bé Shouta dẫn về nhà cô bé Yuri có nhiều vết thương trên cơ thể. Sau một đêm ở chơi, cô bé bất đắc dĩ trở thành thành viên trong ngôi nhà. Kể từ khoảnh khắc cô bé xuất hiện, mỗi người trong gia đình đều có những chuyển biến nội tâm riêng.
Mặc dù bối cảnh của cuốn tiểu thuyết là cuộc sống của những người dưới đáy xã hội nhưng không khắc họa sự đau khổ mà tràn ngập sự tươi vui, ấm áp và dí dỏm. Những con người dù phải sinh hoạt trong một căn nhà chật hẹp, mỗi người không có không gian riêng tư nhưng họ luôn hạnh phúc với điều đó, tận hưởng từng khoảnh khắc cùng người thân húp xì xụp một nồi mì gói hay món bánh rẻ tiền.
Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết cũng cho thấy một quy luật tất yếu, mọi sự dối trá và phạm luật đều phải trả giá. Hạnh phúc của “gia đình trộm cắp” như mọi giấc mơ tỉnh dậy đều sẽ tan vỡ khi vướng vào vòng lao lý ở cuối truyện. Và có những thứ, thật không may, khi đã mất đi người ta mới nhận ra tầm quan trọng của nó. Nhưng đây cũng chính là thời điểm các thành viên trong gia đình thể hiện khát khao tình người, sự sẻ chia, hy sinh cho nhau.
Diễn biến của của câu chuyện còn đưa người đọc đến với câu hỏi “chúng ta thuộc về đâu?” và “thế nào là một gia đình?”. Liệu rằng khi không có sự kết nối, không có tình yêu thương, gần gũi, vỗ về có tạo nên một gia đình hoàn thiện? Cuốn tiểu thuyết cũng khơi gợi niềm tin rằng, con người không có quyền lựa chọn gia đình cho mình nhưng có thể tìm thấy thế giới riêng ở đó họ được yêu thương và có động lực vượt qua sự khắc nghiệt của cuộc sống sống.
Dù cho đến cuối cùng, Osamu và Nobuyo không được nghe Shouta và Yuri gọi một tiếng “bố”, tiếng “mẹ” như khao khát từ trong sâu thẳm trái tim nhưng điều quan trọng họ nhận thấy giá trị thực sự của gia đình, của tình người và như nhân vật Nobuyo đã nói trong cuốn tiểu thuyết: "Không phải ai biết mang bầu, đẻ con cũng có thể trở thành một người mẹ".
“Gia đình trộm cắp” thực sự là tác phẩm có khả năng “kết nối những xung đột trong một thế giới nhiều chia cắt và cách biệt” như chính tác giả, đạo diễn Kore-eda Hirokazu nói.
Tình Lê
Tiến sĩ Alok Bharawaj có mặt tại Việt Nam để giới thiệu về 2 cuốn sách mới của mình.
" alt=""/>Những câu hỏi đầy khắc khoải trong 'Gia đình trộm cắp'